Lạm phát kinh tế thị trường bất động sản sẻ bị ảnh hưởng như thế nào?

Chọn khu vực
Chọn loại bđs
Chọn giá
Chọn diện tích
Bộ lọc nâng cao
Lạm phát kinh tế thị trường bất động sản sẻ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ngày đăng: 17/11/2022 09:02 AM

Chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát vượt kỳ vọng thì dẫn đến phản ứng dây chuyền khác nhau, ảnh hưởng ngược lại tới bất động sản. Điều này sẽ gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư bất động sản.

Nếu lạm phát tăng, áp lực tăng giá bất động sản cũng rất lớn
Theo Nhịp sống kinh tế, trong bối cảnh nỗi lo lạm phát tăng cao, đầu tư vào kênh nào là bài toán đau đầu đối với nhiều nhà đầu tư. Với kênh bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng, áp lực tăng giá bất động sản cũng rất lớn.

Lạm phát giống như một mức tham chiếu liên quan đến sự tăng giá của hàng hóa hàng ngày. Những nguyên liệu đó được sử dụng để xây dựng nhà cửa. Theo đó, nếu giá nguyên vật liệu như gỗ, gạch đá, xi măng, cát sỏi... và thiết bị tăng lên, khi đó các công ty xây dựng hoặc người bán sẽ giải quyết bằng vấn đề tăng giá bán nhà.

Gần đây, nhiều người không muốn giữ tiền mặt mà có xu hướng chuyển vào các tài sản trú ẩn. Trong đó, bất động sản vốn được coi là một kênh trú ẩn an toàn, chống trượt giá. Nhưng liệu có chắc chắn giá bất động sản sẽ tăng khi lạm phát cao và thanh khoản lúc bấy giờ có còn tốt?

- Bán nhà giá rẻ bạc liêu

- Bán đất bạc liêu

Trả lời vấn đề này, ông Lê Quốc Kiên, nhà đầu tư cá nhân đưa ra quan điểm rằng, nếu lạm phát tăng thì giá cả các vật tư leo thang. Giá bất động sản cũng sẽ tăng. Khi đó thị trường sẽ xuất hiện diễn biến mới.

“Với những người không sử dụng đòn bẩy tài chính thì cũng không có nhu cầu cần bán gấp, trừ trường hợp được giá thật tốt. Bởi, dù bán xong rồi họ lại phải đi kiếm mua chỗ khác chứ không thể giữ tiền mặt trong thời điểm lạm phát như vậy”, ông Kiên nêu quan điểm.

 

 

Cũng theo ông Kiên, thị trường bất động sản sẽ đón nguồn cung đến nhiều hơn từ những người sử dụng đòn bẩy ngân hàng và không còn đủ dòng tiền đóng cho ngân hàng. Còn với những người đang nắm giữ bất động sản, thì càng lạm phát, vật giá càng leo thang, thì họ càng tăng giá bán để chống trượt giá.

"Khi toàn thị trường ai ai cũng đẩy giá bán lên thì tự khắc sẽ lập mặt bằng giá mới. Khi thị trường có mặt bằng giá mới thì tự khắc cơ sở định giá của các đơn vị thẩm định và ngân hàng cũng tăng lên theo", ông Kiên nói.

Vị này cho biết, các dự án bất động sản hình thành trong tương lai khi mở bán cũng tính sẵn giá tương lai của 2-3 năm sau khi bàn giao sản phẩm và chắc chắn cũng tính luôn phần lạm phát vào mức giá này. Điều này vô hình chung đẩy giá hiện tại của toàn bộ khu vực lên theo. Theo đó, ông Kiên đưa ra dự đoán trong khoảng 1-2 năm tới có thể xuất hiện nghịch lý, giá bất động sản tiếp tục neo cao nhưng thanh khoản chậm hoặc ai cũng sở hữu tài sản nhưng không ai có tiền.

Giới chuyên gia cũng đưa ra dự báo, trong trường hợp lạm phát vượt kỳ vọng, sẽ tác động ngược tới bất động sản, tức giá không tăng mà còn có thể đi xuống.

Bất động sản có mối tương quan với lạm phát
Ông Phạm Anh Khôi - Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Tài chính Bất động sản cho biết, bất động sản có mối tương quan với lạm phát. Lạm phát tăng, nhà đầu tư trú ẩn vào bất động sản thì về lâu về dài giá bất động sản cũng tăng theo.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào thời điểm khác nhau và mức lạm phát khác nhau thì cần quan tâm đến hai loại lạm phát là: Lạm phát theo kỳ vọng thì thì câu trả lời là đúng, giá bất động sản sẽ tăng; còn nếu lạm phát vượt kỳ vọng thì sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền khác nhau, ảnh hưởng ngược lại tới bất động sản.

 

 

“Kinh nghiệm của tôi cho thấy, có những giai đoạn lạm phát vượt kỳ vọng, bất động sản không tăng thậm chí còn giảm. Do đó, nhà đầu tư phải có chiến lược, chuẩn bị sẵn sàng cho việc đó”, ông Khôi nói.

Vị chuyên gia cho rằng, cơ hội đầu tư lúc nào cũng có, nhưng điều quan trọng nhất là nhà đầu tư phải đánh giá được khả năng chấp nhận rủi ro của mình là gì. Đặc biệt, phải có chiến lược đầu tư đúng với rủi ro.

Có nhiều loại rủi ro khác nhau khi đầu tư bất động sản, nhưng chủ yếu được chia thành hai loại rủi ro chính. Thứ nhất là rủi ro bản thân dự án và chủ đầu tư. Thứ hai là rủi ro thị trường. Theo đó, khi tham gia giai đoạn càng sớm thì rủi ro thị trường càng thấp. Bởi khi dự án mới ra chắc chắn chủ đầu tư và môi giới phải làm thị trường cho chúng ta, thanh khoản không phải vấn đề lo lắng. Nhưng khi đó, rủi ro pháp lý là rất cao. Dự án đó có pháp lý chưa? Chưa có pháp lý cũng không phải vấn đề quá tệ mà khả năng pháp lý của chủ đầu tư như thế nào? Lịch sử pháp lý của chủ đầu tư ra sao? Cũng như khả năng bán hàng của chủ đầu tư như thế nào?

Ông Khôi cho biết thêm, với những nhà đầu tư càng mua sau dự án thì khả năng thanh khoản càng giảm, rủi ro càng cao. “Đương nhiên chúng ta phải chuẩn bị sẵn tinh thần, vô tình lướt sóng trở thành cư dân, cũng có thể xảy ra”, ông Khôi nói.

Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường bất động sản, phải xem xét kỹ thị trường có đang trong tình trạng bình thường hay không. Nếu tình trạng bình thường mà tăng giá thì đó là điều tốt. Còn nếu tăng trong khi tình trạng không bình thường thì nhà đầu tư phải cẩn trọng vì khả năng giảm rất cao.

 

 

Thị trường đã có dấu hiệu chững lại và đi ngang khiến giới chuyên gia cảnh báo rằng đất nền ở các khu vực tỉnh xa, giá bị đẩy lên quá cao trong các cơn "sốt đất" sẽ giảm giá mạnh trong thời gian tới. Trước những diễn biến đó, nhiều chuyên gia bất động sản khuyên nhà đầu tư nên tìm cách bán ra những nền đất xa trung tâm, hạ tầng giao thông hạn chế, chưa có dân sinh mà bị “đẩy giá” quá cao trong các cơn “sốt đất”, thậm chí nên chấp nhận bán cắt lỗ. Tiếp đến là những nền đất có mặt tiền quá nhỏ, ô tô không thể vào được. Bởi lẽ, những nền đất này rất khó thuyết phục nhà đầu tư xuống tiền.

nguồn coppy: meeyland.com

Online: 5 | Tuần: 188 | Tháng: 4010 | Tổng: 102185